5 nhiệm vụ và 18 nhóm giải pháp công tác thuế năm 2014

02/14/2014 04:19:24 PM
Năm 2013, Tổng cục Thuê triển khai nhiệm vụ công tác thuế trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn, thách thức; tăng trưởng GDP chưa đạt kế hoạch, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, sức mua của thị trường còn thấp, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn cao...

 

Ngoài ra, việc kết hợp giảm chính sách độnng viên khi thực thi các luật thuế mới và miễn, giảm, giãn thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã làm giảm thu ngân sách và nợ thuế tăng; việc đểy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại kéo theo việc thoái vốn, tăng trích lập dự phòng rủi ro... cũng làm giảm thu ngân sách trong ngắn hạn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt và linh hoạt của Chinh phủ, Bộ Tài chính; sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp, doanh nhân và sự ủng hộ, vào cuộc khẩn trương ngay từ đầu năm của cấp uỷ, chính quyền các địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực phấn đấu của hệ thống cơ quan thuế trong cả nước, nhiệm vụ công tác thuế năm 2013 đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện.
 
Năm 2014, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước, chính trị xã hội ổn định; kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đồng thời việc triển khai áp dụng các chính sách thuế mới, cùng với các giải pháp của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh dự kiến cũng sẽ tác động ảnh hưởng làm giảm thu ngân sách. Để hoàn thành nhiệm vụ năm 2014, Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam đề nghị Thủ trưởng các Vụ, đơn vị, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố chỉ đạo và tổ chức triển khai quyệt liệt và đầy đủ 5 nhiệm vụ trọng tâm và 18 nhóm giải pháp đã đề ra tại Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2013; Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2014 đã nêu tại hội nghị ngành, trong đó nhấn mạnh thêm một số nội dung sau:
 
1. Giao chỉ tiêu phấn đấu cho các đơn vị thu đảm bảo vượt ít nhất 8% so với nhiệm vụ thu ngân sách năm 2014 đã được Quốc hội và Chính phủ giao. Phát động các phong tràn thi đua sâu rộng gắn việc bình xét thi đua với phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao ngay từ ngày đầu, tháng đần, quý đầu của năm 2014. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế trên địa bàn. Chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu sát đúng với thực tế phát sinh.
 
2. Tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương tiếp tục duy trì Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách; đồng thời triển khai thực hiện kịp thời các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc giúp hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước.
 
3. Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt mức tối thiểu 14,65% trên số doanh nghiệp đang hoạt động thuộc địa bàn quản lý (trong đó thanh tra đạt tối thiểu 1,65% và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đạt tối thiểu 13%). Tập trung vào các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; doanh nghiệp có hoạt động liên kết, doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá; doanh nghiệp chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp có số hoàn thuế lớn, đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế (kinh doanh hàng nông sản thực phẩm, cà phê,... xuất khẩu qua đường biên giới đất liền); cán lĩnh vực phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài (xuất khẩu tại chỗ, bản quyền, chuyển giao công nghệ, dịch vụ bảo hành); các doanh nghiệp thương mại điện tử, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản,... Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách các khoản thu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với cơ quan công an điều tra, xác minh một số đường dây sử dụng hóa đơn bất hợp pháp chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước nhằm răn đe, ngăn chặn đối với dạng tội phạm này, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
 
4. Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ và c¬ưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý, không để phát sinh thêm số nợ thuế mới, phấn đấu số nợ thuế đến thời điểm 31/1/2014 không quá 5% so với số thực hiện thu ngân sách trên địa bàn.
 
5. Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Tăng cường kiểm tra tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế. Tập trung rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước để có biện pháp thu hồi kịp thời. Kiên quyết xử lý doanh nghiệp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế. Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách đối với các khoản thu được gia hạn đến hạn phải nộp trong năm 2014. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra trước khi quyết định hoàn thuế, đảm bảo số liệu chính xác, khớp đúng và được thẩm định chặt chẽ. Chú trọng việc kiểm soát phân loại doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và chuyển bộ phận chức năng để kiểm tra trước khi hoàn thuế.
 
6. Triển khai rộng rãi dịch vụ đối chiếu chéo bảng kê hoá đơn trong toàn hệ thống. Hoàn thành đề án cấp mã chống giả hoá đơn. Quản lý chặt chẽ việc in, sử dụng hoá đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ theo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Cơ quan thuế thực hiện bán hóa đơn cho các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế, đặc biệt là thông tin về các ngân hàng, các tập đoàn, tổng công ty nhằm nâng cao công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn.
 
7. Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy chế đã ban hành và cần nhân rộng mô hình tổ chức các "tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế"; Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho ngân sách; đồng thời lên án các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong công tác chống trôn lậu thuế. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động hỗ trợ người nộp thuế. Tăng cường công tác khai thuế qua mạng Internet theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và chú trọng chất lượng, hạn chế tối đa việc gửi các báo cáo giấy, phấn đấu hết năm 2014 có hơn 90% doanh nghiệp thực hiện nộp tờ khai thuế điện tử. Mở rộng triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế. Sớm kết thúc giai đoạn thí điểm đến cuối năm 2014 triển khai rộng rãi hình thức nộp thuế điện tử, góp phần giảm thiểu chi phí tuân thủ cho người nộp thuế.
 
8. Tập trung thực hiện quyết liệt các chương trình. đề án thuộc Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 201l-2020 và Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 đảm bảo lộ trình và yêu cầu đã đề ra. Triển khai có hiệu quả các Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế TNCN, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN, Luật Xử phạt vi phạm hành chính... Sửa đổi, hoàn thiện các quy trình quản lý thuế cùng với việc nâng cấp các phần mềm ứng dụng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế mới và cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.
 
9. Thường xuyên duy trì và phát huy mối quan hệ hợp tác với cơ quan thuế các nước và tổ chức quốc tế, khu vực để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế cho cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Xúc tiến việc trao đổi thông tin, cập nhật tin tức, kinh nghiệm quản lý thuế của các nước, khu vực trên thế giới, trong đó có các biện pháp chế tài nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nhất là những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới, phức tạp như chuyển giá, thương mại điện tử, thanh toán qua ngân hàng... Tiến hành đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia và vùng lãnh thổ theo kế hoạch đề ra.
 
10. Tăng cường công tác quản lý nội ngành nhằm chấn chỉnh việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công tác; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ. Công tác kiểm tra nội bộ tập trung vào các lĩnh vực miễn, giảm, giãn, gia hạn nộp thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế và những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu tố; chú trọng việc kiểm tra, giám sát công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ; thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc đầu tư, mua sắm tài sản, chi tiêu tài chính, tuyển dụng, đề bạt, nâng lương, khen thưởng kỷ luật và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
 
11. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi trong phạm vi dự toán được giao; Thực hiện tiết kiệm triệt để, đặc biệt là dự toán chi xây dựng trụ sở, mua sắm phương tiện, trang thiết bị giá trị lớn. Cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác. Thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước đối với những trường hợp vi phạm, gây lãng phí tiền. tài sản nhà nước, cũng như vi phạm pháp luật thuế.
 
12. Làm tốt công tác tổ chức cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác quản lý cán bộ, xây dựng lực lượng và kiện toàn tổ chức bộ máy; Thực hiện đánh giá mô hình quản lý thuế theo chức năng và sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp theo hướng tăng cường lực lượng cho các bộ phận trọng yếu như quản lý kê khai thuế, thanh kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế. Đẩy mạnh việc luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác tại cơ quan thuế các cấp; giữa các Phòng, các Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế; giữa Cục Thuế và Tổng cục Thuế. Rà soát quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo đảm bảo động viên, quan tâm kịp thời đối với những cá nhân có đầy đủ uy tín, năng lực, trình độ đạo đức và nỗ lực vì sự nghiệp công tác thuế. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo cán bộ làm việc tại các bộ phận chức năng quản lý thuế; kết hợp giữa đào tạo kỹ năng quản lý thuế gắn với bồi dưỡng kiến thức nâng cao về kế toán, tài chính, pháp luật thuế. quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và giáo dục tư tưởng chính trị... Quan tâm, động viên kịp thời về đời sống vật chất và tinh thần của công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan thuế các cấp; khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những tập thể, cá nhân xuất sắc, những gương điển hình tiên tiến trong hệ thống thuế cả nước; phát động phong trào thi đua sâu rộng từ trung ương đến địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác thuế ngay từ những ngày đầu quý đầu năm 2014.
Theo Tạp Chí thuế