Hỏi - Đáp (2013.11.14)

11/14/2013 03:34:18 PM

Câu 1:

Công ty tôi mới kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, khi công ty bán 1 lô đất cho ông A trị giá 800 trệu đồng dưới hình thức góp vốn ,ông A đã đóng được 300 triệu, công ty đã xuất hóa đơn trị giá 300 trệu và đã kê khai thuế gtgt và thuế TNDN tạm tính cho hoạt động chuyển nhượng bất đống sản.Vậy ông A có thể bán lại cho ông B được không?Nếu được bán thì sẽ xử lý thế nào với hoá đơn đã xuất và kê khai thế nào về 2 loại thuế trên.

 

Trả Lời:

 

Theo Luật kinh doanh BĐS thì lô đất công ty bạn bán cho ông A nhưng ông ta trả chưa đủ tiền (trả theo tiến độ cam kết trong Hợp đồng kinh tế) được coi là, xem là BĐS hình thành trong tương lai. Cũng theo quy định của Luật này và Bộ luật dân sự 2005 thì Hợp đồng này của ông A được quyền chuyển nhượng laị cho ông B, Ông B được kế thừa đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mảnh đất này.

 

Với ông A coi như xong vì chuyển giao hợp đồng, nhận tiền bỏ túi . Tuy nhiên, với ông B và công ty của Bạn sẽ cùng nhau kế tục Hợp đồng gốc mà A đã ký với công ty. Nhưng vấn đề là ông A và B đều phải cam kết bằng văn bản việc mua bán A/B đã xong với mức giá xxx và B được quyền tiếp tục thực hiện Hợp đồng gốc. Họ cần phải làm thủ tục xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng. Lưu ý rằng ông A phải nộp thuế TNCN về việc chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai theo quy định (TT số 113/2011/TT-BTC  và nay là TT số 111/2013/TT-BTC)

 

Như vậy, các đợt trả tiền tiếp theo cũng như lập hoá đơn cuối cùng, xác định nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ ,… B đều có đầy đủ quyền, kể cả ký điều chỉnh hợp đồng, kế tục quyền và nghĩa vụ của A , và đương nhiên, hoá đơn mà công ty Bạn đang sử dụng nhất định phải đứng tên người mua là B .

 

Câu 2:

 

Tại Điều 4 Thông tư 94/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ tài chính qui định: 'Hết thời gian ổn định đơn giá thuê đất....thì tiếp tục áp dụng đơn giá thuê dất của kỳ ổn định trước để tạm nộp tiền thuê đất cho thời gian đó; khi cơ quan có thẩm quyền....' như vậy doanh nghiệp có kỳ ổn định đơn giá từ 01/01/2006 đến 31/12/2010, kỳ ổn định tiếp theo doanh nghiệp chưa có đơn giá điều chỉnh của Sở tài chính thì việc ban hành thông báo nộp tiền thuê đất là căn cứ vào đơn giá kỳ ổn định 01/01/2006 để ra thông báo tạm nộp hay cơ quan thuế phải tự tạm tính theo đơn giá đất 2011 để ra thông báo tạm nộp?

 

Trả Lời:

 

VIỆC THÔNG BÁO TẠM NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT HÀNG NĂM là nhiệm vụ của cơ quan thuế, tuy nhiên, việc xác định đơn giá thuê đất lại không thuộc thẩm quyền, chức năng của cơ quan này, họ tham gia với Sở Tài chính trong quá trình xây dựng giá đất. Tuy nhiên, thuế và thu tiền thuê đất không thể chờ mãi được mà cơ quan thuế cần chủ động ra THÔNG BÁO TẠM NỘP để gửi đến tổ chức/cá nhân đang sử dụng đất thuê.

 

Theo thông tin Bạn đọc cung cấp, đối chiếu với quy định hiện hành thì thấy rằng trường hợp này thuộc diện tính lại giá đất mới từ năm 2011 và do vậy họ thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất năm 2013 và 2014 theo quy định của Thông tư số 16/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị quyết 02/2013/NQ-CP.

 

Cách tốt nhất là Bạn thông báo họ phải nộp 2 lần tiền thuê đất của năm 2010 như quy định của TT số 16/2013 nêu trên.

Câu 3:

 

Khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với  tài sản, xe cơ giới và hàng hoá được quy định như thế nào?

 

Trả lời:

 

Tại khoản 1 Điều 47 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định về hình thức bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản như sau:

 

"Điều 47. Hình thức bồi thường.

 

1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

 

a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;

 

b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

 

c) Trả tiền bồi thường".

 

Tại điểm 1.2.c.1 mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

 

"c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

 

c.1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.

 

Tại điểm 1.3 mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

 

"1.3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định như sau:

 

a) Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

 

b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT".

 

Tại điểm 6.1c, Mục II Thông tư số 111/2005/TT-BTC ngày 13/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định: " Doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu thuế GTGT thể hiện trên hoá đơn GTGT mua vào theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục I III phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC".

 

Tại khoản 1.c Điều 8 Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 21/1/2011 hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hướng dẫn:

 

"c) Doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu thuế GTGT thể hiện trên hoá đơn GTGT mua vào theo hướng dẫn Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn. Một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

 

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ để bồi thường hoặc thanh toán các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, hoá đơn GTGT mang tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí theo quy định".

 

Căn cứ hướng dẫn trên và theo công văn của Công ty bảo hiểm BIDV Bình Định trường hợp Công ty bảo hiểm BIDV Bình Định (BIC Bình Định) ký hợp đồng bảo hiểm tài sản, xe cơ giới và hàng hoá cho khách hàng, trong hợp đồng bảo hiểm có ghi rõ khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, BIC Bình Định có quyền lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế hoặc trả bằng tiền theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp trong năm 2010, 2011, khách hàng bảo hiểm gặp tổn thất về tài sản, hàng hoá, khách hàng tự mang tài sản đi sửa chữa hoặc mua hàng, hoá đơn sửa chữa tài sản hoặc mua hàng mang tên khách hàng bảo hiểm, sau đó, khách hàng bảo hiểm lập hoá đơn GTGT cho BIC Bình Định theo giá trị tương ứng với các chi phí sửa chữa tài sản hoặc mua hàng có hoá đơn GTGT trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm đã kê khai, nộp thuế GTGT và BIC Bình Định đã kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn này thì cũng được chấp thuận.

Theo VTCA