Hỏi - Đáp (2013.11.26)

11/26/2013 03:22:22 PM

 

Câu 1:

 

Khai thuế tài nguyên bằng phương pháp nào: kê khai theo sản lượng tài nguyên nguyên khai hay kê khai theo sản lượng tài nguyên thành phẩm.

 

Trả Lời:

 

Tại điều 5, phần II Thông tư số 105/2010/TT-BTC hướng dẫn thi thành một số điều của Luật Thuế Tài nguyên và Nghị định 50/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ:

 

“Sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên thực tế khai thác theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế Tài nguyên và được xác định như sau:

 

1.     Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

 

 Đối với loại tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tính thuế được phân loại theo sản lượng tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như nhau hoặc quy đổi ra đơn vị sản lượng tài nguyên để làm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác.

 

Ví dụ 1: Đơn vị khai thác đá sau nổ mìn, khai thác thu được đá hộc, đá dăm các ly khác nhau thì được phân loại theo từng cấp độ, chất lượng từng loại đá thu được để xác định sản lượng đá tính thuế của mỗi loại. Trường hợp sau khai thác bán một phần sản lượng đá hộc, số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào nghiền để sản xuất xi măng thì phải quy đổi sản lượng đá dăm ra đá hộc để xác định sản lượng đá hộc thực tế khai thác thịu thuế tài nguyên:.

 

Căn cứ vào các quy định trên, đối với việc tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản là đá xây dựng thì kê khai sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kình tính thuế.

 

 

Câu 2:

 

Trong Thông tư số: 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 về việc Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Khoản 2.31, Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế có đoạn: “- Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.” Doanh nghiệp tôi ký hợp đồng với người lao động trong hợp đồng ghi rõ doanh nghiệp nộp thay thuế TNCN cho người lao động (có đầy đủ nội dung cụ thể, tức là đáp ứng đủ điều kiện trong Thông tư nêu trên). Nhưng khi cán bộ thuế đi thanh tra đơn vị tôi lại không được tính vào chi phí món chi phí thuế TNCN mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Cán bột thuế giải thích rằng “đây là thu nhập NET, đơn vị không đủ tiêu chuẩn để hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN”. Tôi không hiểu rõ ràng lắm. Bởi vì trong Thông tư trên không nói rõ vấn đề này. Vậy xin Bộ Tài chính cho tôi hỏi cán bộ thuế xuất toán món chi phí trên của DN tôi là đúng hay sai? Và để khoản thuế TNCN nộp thay cho người lao động (nêu trên) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cần phải có thêm điều kiện nào nữa không?

 

 

Trả Lời:

 

Tại điểm 2.31, khoản 2, Điều 6, Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN, quy định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

 

“…. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

 

 Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp của chị Nguyễn Thị Phương ký hợp đồng với người lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế TNCN thì thuế TNCN doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 

Câu 3:

 

Công ty tôi có vay tiền ngân hàng để hoạt động kinh doanh, nhưng do điều kiện không có để thanh toán tiền lãi hàng tháng, nên tôi hạch toán chi phí lãi vay vào chi phí phải trả (N635 - C335), như vậy chi phí này của tôi có được coi là chi phí hợp lý không ạ, và tôi có phải lập bảng tính lãi các khoản vay không?

 

Trả Lời:

 

Câu hỏi của Bạn liên quan đến 2 vấn đề và được xử lý như sau:

 

Về chứng từ  hạch toán vào chi phí: Khi chưa có tiền để trả lãi vay hàng tháng thì căn cứ v ào Hợp đồng/Khế ước vay, Bạn có thể tính lãi trên bảng tính hàng tháng để hạch toán vào chi phí phải trả. Khi có tiền thì hạch toán giảm khoản phải trả đối ứng với tiền thực xuất ra. Nên nhớ rằng, khi đáo hạn hợp đồng hoặc cuối kỳ quyết toán thuế năm mà không chứng minh được khoản phải trả thì đương nhiên bị đưa ra khỏi chi phí.

 

Lãi vay thực trả (hoặc lãi phải trả nếu thời gian kết thúc hợp đồng sau ngày kết thúc năm dương lịch/năm tài chính) tính vào chi phí rồi nhưng có được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế hay không còn phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu thực tế của DN. Nếu chưa có đủ vốn chủ bằng vốn điều lệ (theo tiến độ cam kết) thì khoản lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu sẽ được đưa ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

 

Theo Website BTC