Hỏi - Đáp (Hóa đơn chứng từ)_21.01.2013

01/21/2014 04:54:48 PM

Câu 1:

 

Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn do không lập tờ thông báo phát hành hoá đơn trước khi sử dụng như thế nào?

 

Trả Lời:

 

Tổng cục thuế nhận được công văn số 7976/NHNO-TCKT ngày 08/10/2012 về việc xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

 

Ngày 16/2/2012, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Agribank) có công văn số 900/NHNO-TCKT đề xuất Tổng cục Thuế xem xét cho phép Agribank được đại diện đầu mối để đăng ký hoá đơn sử dụng trên toàn hệ thống. Ngày 18/5/2012 Tổng cục Thuế đã có công văn số 1673/TCT- DNL chấp thuận và Agribank đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đăng ký mẫu hoá đơn chứng từ giao dịch hiện hành với cơ quan quản lý thuế địa phương, việc đăng ký trên có trậm trễ so với quy định. Cục Thuế Thành phố HCM sau khi kiểm tra các chi nhánh trực thuộc Agribank trên địa bàn đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn do không lập tờ thông báo phát hành hoá đơn trước khi sử dụng, với mức phạt theo hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp (phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 33 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về việc hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ).

 

Ngân hàng đề nghị xem xét:

 

1/ Chấp nhận cho Agribank sử dụng hoá đơn chứng từ hợp lệ đã đăng ký từ ngày 1/1/2012, không xử phạt;

 

2/  Nếu vẫn quyết định xử phạt, đề nghị Tổng cục thuế xem xét phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 51/2010/NĐ-CP đối với hành vi không lập tờ thông báo phát hành hoá đơn sau khi hoá đơn đã được sử dụng.

 

Căn cứ Khoản 2 Điều 32 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phát hành hoá đơn:

 

2. Phạt tiền từ 4.000 000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập tờ thông báo phát hành hóa đơn sau khi hóa đơn đã được sử dụng. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy đinh tại Điều này còn phải thực hiện các thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định tại Nghị định này. "

 

Căn cứ theo quy định nêu trên và đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đề nghị Cục Thuế Hồ Chí Minh xem xét xử lý phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, tránh rủi ro cho những khách hàng sử dụng hoá đơn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phát hành trong thời gian từ ngày 1/1/2012. 

 

Câu 2:

 

Khi doanh nghiệp bán hàng có thu ngoại tệ thì đồng tiền ghi trên hóa đơn được quy định như thế nào?

 

Trả Lời:

 

Trả lời công văn số 4931/CT-HCQT-TV-AC ngày 30/10/2012 của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh về ghi hóa đơn bằng ngoại tệ, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

 

Tại điểm e khoản 2 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 29/8/2010 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn:

 

"e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn

 

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

 

Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

 

Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.

 

Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.

 

Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá".

 

Tại đoạn cuối khoản 22 Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giá tính thuế GTGT như sau:

 

"Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế".

 

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, trên hóa đơn ghi đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thanh toán ghi bằng ngoại tệ, người bán ghi tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm lập hóa đơn theo quy định; người bán đồng thời quy đổi theo tỷ giá tổng tiền thanh toán bằng đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định giá tính thuế GTGT thì cũng được chấp nhận.

 

Câu 3:

 

Sử dụng hóa đơn  nào đối với hoạt động vận tải biển quốc tế?

 

Trả Lời:

 

"Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp hay không có phương tiện. Trường hợp hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa" được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%".

 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì:

 

"a) Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ…

 

 

c) Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, hỗ trợ và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại;.

 

Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng vận tải quốc tế với khách hàng trong nước thì đơn vị kinh doanh có thể lựa chọn sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn xuất khẩu. 

Theo VTCA