Hỏi - Đáp (2013.11.08)

11/08/2013 02:29:15 PM





Upload file:

Câ u 1:

Thông tư 176/2011/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng do Bộ Tài chính ban hành chỉ quy định tỷ lệ % để lại từ nguồn thu phí thẩm định dự án (trong đó có 25% tham gia ý kiến TKCS). Vậy nếu thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật thì 25% này sẽ trích vào nguồn nào( đơn vị thẩm định hưởng hay nộp ngân sách nhà nước) vì BC KTKT không có thiết kế cơ sở.

 

Trả Lời:

 

Nguyên tắc của phí là khoản thu bù đắp và đơn vị thu phí hay đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ được hưởng một tỷ lệ % nhất định trên số thu để trang trải chi phí cho công tác thu và dịch vụ được thu phí. Nói một cách vắn tắt là nguyên tắc có làm thì có hưởng mà không làm tự nhiên có được nguồn thu thì đương nhiên nguồn thu này sẽ thuộc về NSNN.

 

Với trường hợp Bạn nêu, việc thẩm định dự án đầu tư có phân chia chi phí cho phần việc tham gia ý kiến của thiết kế cơ sở (TKCS) theo TT số 176/2011. Ngược lại, trong thẩm định báo cáo KTKT thì không có phần việc tham gia của TKCS, cho nên không có lý do gì để lại cho đơn vị thẩm định được hưởng mà phải nộp vào NSNN.

 

Trường hợp đơn vị của Bạn chưa thấy thoả đáng thì cần có công văn gửi về Bộ Tài chính (Vụ Chính sách thuế) để được nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hướng dẫn xử lý phù hợp.

 

Câu 2:

Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất tại TP. HCM. Để thuận tiện giao hàng cho các nhà phân phối tại các tỉnh miền tây Nam bộ. Doanh nghiệp thuê kho chứa hàng tại tỉnh Cần Thơ nhưng không thành lập chi nhánh tại Cần Thơ. Quy trình bán hàng và giao hàng như sau: - Hợp đồng bán hàng được ký kết với các nhà phân phối tại TP. HCM - Văn phòng tại TP. HCM nhận đơn đặt hàng của các nhà phân phối, xử lý và lập phiếu giao hàng trên hệ thống phần mềm. - Thủ kho tại kho ở tỉnh Cần Thơ in phiếu giao hàng từ hệ thống phần mềm và thực hiện giao hàng cho các nhà phân phối. - Do nhà phân phối phải có chứng từ, hóa đơn đi đường, nhân viên tại kho Cần Thơ in hóa đơn tài chính và giao cho nhà phân phối Như vậy, doanh nghiệp có bị coi là bán hàng vãng lai tại tỉnh Cần Thơ và nộp thuế GTGT vãng lai tại tỉnh Cần Thơ không?

 

Trả Lời:

 

Vấn đề Bạn nêu trong thư hỏi đang xảy ra tại nhiều nơi do vấn đề chỉ tiêu thu NSNN trên từ địa bàn cho nên nếu phát sinh tranh chấp thì cần có văn bản gửi lên Tổng cục thuế để xử lý cho phù hợp, tránh việc cơ quan nhà nước làm khó cho DN.

 

Theo như nội dung thư hỏi thì khách hàng của DN ký Hợp đồng tại tp HCM, người mua hàng đóng tại các tỉnh Miền Tây còn Cần Thơ chỉ là kho hàng, thủ kho chỉ có chức năng in tờ Hoá đơn theo hệ thống quản lý  phát hành hoá đơn tự in đã đăng ký với Cục thuế tp HCM thì không bị coi là bán hàng vãng lai tại Cần Thơ.

 

Bạn cần kiểm tra lại các thông tin đăng ký DN, kho hàng và đăng ký phát hành Hoá đơn GTGT với Cục thuế thành phố HCM để thực hiện đúng quy định. Trường hợp Cục thuế Cần Thơ có văn bản yêu cầu thì DN của Bạn cần có văn bản gửi đến cục thuế TP Hồ Chí Minh để được hướng dẫn theo nguyên tắc chung là chủ thể pháp lý phát hành hoá đơmn tại đâu thì khai nộp thuế tại đó.

 

Câu 3:

Công ty tôi được thành mới từ dự án đầu tư, lĩnh vực sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế TNDN và đang trong thời gian miễn thuế. Trường hợp Công ty có thanh lý TSCĐ thì thu nhập phần thanh lý TSCĐ có được miễn thuế hay không?

 

Trả Lời:

 

Nhà nước có chính sách ưu đãi cao đối với công nghiệp phần mềm nhằm khuyến khích phát triển ngành này. Thuế suất ưu đãi 10% và thời gian miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo được áp dụng đối với thu nhập của DN từ hoạt động phần mềm.

 

Do đó, các khoản thu nhập của DN phần mềm nhưng từ các hoạt động khác (thí dụ buôn bán vật tư, máy tính, thanh lý tài sản,…) phải chịu thuế suất phổ thông 25% và không được ưu đãi gì.

 

Ngoài ra, thu nhập từ thanh lý TSCĐ được xếp vào thu nhập khác, theo quy định tại TT số 123/2012 (trước đây là TT số 130/2008) thì các khoản thu nhập khác không được ưu đãi thuế. Bạn có thể tìm đọc các văn bản này trên website của chúng tôi.

 

Theo Cổng TTĐT Bộ Tài Chính